Chọn màu sắc nào cho vách ngăn văn phòng nỉ của bạn

Chọn màu sắc nào cho vách ngăn văn phòng nỉ của bạn
Chất liệu nỉ được dùng khá nhiều trong các đồ nội thất văn phòng, như ghế ngồi văn phòng, sofa văn phòng, thảm trải sàn hay vách ngăn văn phòng.

Trong số những ứng dụng trên nỉ có đa dạng về màu sắc để lựa chọn, tuy nhiên, đối với một ứng dụng trong thiết kế nội thất văn phòng, chất liệu nỉ lại có những tông màu chủ đạo riêng. Các loại ghế xoay, ghế chân quỳ bề mặt thường bọc nỉ màu: đen, xanh (xanh lá, xanh da trời), xám, đỏ. Riêng với vách ngăn văn phòng, loại vách được thiết kế kết hợp cùng bàn để phân chia không gian thành các khoang, ô, làm việc độc lập giữa các nhân viên có số lượng màu không nhiều. Chủ yếu là các màu sáng, tạo sự thanh thoát, dịu nhẹ như màu xanh da trời, xanh lá cây, xanh biển, xanh coban… cũng có thể kết hợp với một số màu khác như màu trắng trong của kính và màu vàng vân gỗ. Trong một số văn phòng còn có các màu vách tông sáng như: đỏ đô, cam, tím…tuy nhiên các màu này thường rất hiếm khi sử dụng.

Ngoài việc phối hợp các gam màu khác nhau như màu sơn tường, màu rèm, thảm trải sàn, trần… thì việc phối hợp hiệu quả vách ngăn nỉ và bàn làm việc cũng là một nhân tố quan trọng để tạo nên một không gian tổng thể hài hoà về màu sắc, phù hợp về công năng sử dụng của một văn phòng.


Chọn màu vách phù hợp màu bàn

Bàn làm việc thường được làm từ gỗ, những tông màu hợp với màu gỗ khá nhiều. Nhưng màu “xanh” của vách ngăn nỉ được cho là màu hợp nhất với màu vân gỗ vàng. Sắc xanh sẽ không làm cho nhân viên bị lóa mắt, màu vàng vân gỗ nhạt cũng tạo ra sự thanh thoát, nhẹ nhàng, gần gũi, thân thiện với môi trường. 2 màu sắc này kết hợp với nhau sẽ mang đến cảm nhận tự nhiên và thân thuộc hơn.

Bạn cũng có kế kết hợp vách ngăn nỉ màu xanh hoặc màu xám kết hợp kính trắng để tạo sự thông thoáng, không bị hạn hạn tầm nhìn, giúp bạn có thể quan sát xung quanh và định hình mọi thứ một cách nhanh hơn.

Nguyên tắc cơ bản trong việc phối hợp màu sắc trong thiết kế nội thất văn phòng là nhằm tạo ra không gian làm việc cũng như tạo được tâm trạng thoải mái cho nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc.

Chọn màu sắc nào cho vách ngăn văn phòng nỉ của bạn

Xem thêm: Tác dụng của vách ngăn trong công việc

Chọn màu vách ngăn nỉ phù hợp tính chất từng công việc

Tính chất công việc cũng là một nhân tố cần đến sự tính toán, xem xét kỹ lưỡng về cách bài trí màu sắc trong văn phòng. Nếu muốn nhân viên ở bộ phận nghiên cứu khoa học làm việc tỉ mỉ cẩn thận với tinh thần nghiêm túc cao thì nên chọn gam màu vách là màu xanh dịu làm chủ đạo. Đối với những công việc cần nhân viên có tư duy linh hoạt, thường xuyên thảo luận, trao đổi với nhau thì vách ngăn văn phòng nên chọn gam màu sáng, tươi mới, màu mạnh để nâng cao khả năng sáng tạo của nhân viên.

Còn những văn phòng, không bị giới hạn về không gian, tính chất công việc mang tính nghệ thuật cao thì phối hợp màu giữa bàn làm việc và màu sắc vách là những gam màu sặc sỡ, nổi bật. Nên đặc biệt chú ý đến cách sử dụng màu để đảm bảo sự hài hòa tổng thể với không gian chung.

Chọn màu vách ngăn nỉ cho kiểu bàn Module

Cuộc sống càng hiện đại thì con người càng không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm mới nhằm thoả mãn mọi yêu cầu, mục đích của người sử dụng. Nội thất văn phòng cũng theo xu thế đó, hiện nay các module bàn làm việc cũng được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất với nhiều màu sắc. Tuy nhiên, màu vàng vân gỗ vẫn là tông màu chủ đạo của các Module kiểu mới, bạn có thể sử dụng màu xanh lam, xanh lá, xám của vách nỉ kết hợp kính để tạo sự phối hợp hài hòa về màu sắc.

Tránh chọn những gam màu nóng

Nâu, vàng, da cam, tím, đỏ đô đều là những gam màu nóng không phù hợp chọn làm vách ngăn văn phòng, và cũng khó có thể kết hợp với màu vàng vân gỗ của bàn làm việc. Chọn các tông màu nóng sẽ ảnh hưởng đến mắt của các nhân nhiên, các màu quá chóe sẽ tạo cảm giác khó chịu, không gian như càng thêm ngột nhạt, chật chội, vô hình chung tạo nên áp lực trong công việc.

Hơn nữa, trong những toà nhà mới hiện nay, thường xảy ra trượng hợp diện tích văn phòng được thiết kế rộng nhưng trần nhà lại thấp. Mật độ người trong phòng lớn… gây cảm giác căng thẳng, mệt mỏi… Để điều hoà những cảm giác không thoải mái do kiến trúc mang lại thì phải biết cách phối màu sắc hiệu quả.
Previous
Next Post »
0 Komentar